- Trang chủ
- > Sách
- > Chăm sóc bé hàng ngày
- > Phương pháp dạy con không nước mắt cực hữu hiệu: Làm mẹ ai chẳng thương con?
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn

Phương pháp dạy con không nước mắt cực hữu hiệu: Làm mẹ ai chẳng thương con?
- Tác giả:
- Thể loại: Chăm sóc bé hàng ngày
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 11/08/2017
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
PHẦN 2: DẠY CON KHÔNG NƯỚC MẮT
Phần trước Bé Yêu có đề cập đến vì sao không nên sử dụng bạo lực với con (bạo lực bao gồm bạo lực thể xác và bạo lực tinh thần). Các mẹ hãy xem lại tại ĐÂY
Đúng rằng chúng ta dạy con không nước mắt không đồng nghĩa với việc nuông chiều con để rồi con hư hỏng, mà chúng ta nên dạy con, đưa con vào kỷ luật nhưng không dung đòn roi hay la mắng mà chúng ta sẽ dùng trí tuệ, lòng yêu thương, sự cảm thông và cả sự kiên nhẫn để giúp cho con hình thành khả năng tự chủ.
Chính sự hình thành khả năng tự chủ sau này sẽ giúp cho con có thể phát triển một cách toàn diện và giúp cho con có một cuộc sống hạnh phúc, vui vẻ. Vì khi con tự chủ được, con sẽ đưa ra được quyết định cho bản thân không vì những áp lực bên ngoài. Con sẽ quyết định được hành động của mình vì con đã suy nghĩ cân nhắc cẩn thận chứ không phải quyết định vì bị ép buộc hay dụ dỗ.
Chính bạn sẽ giúp cho con phân biệt được đâu là đúng và tốt thì làm, đâu là sai và xấu thì cương quyết không làm. Hãy cứ tưởng tượng khi bạn dạy con không được làm việc xấu bằng đòn roi thì sau này, dĩ nhiên con sẽ không làm vì con sợ đau, con sợ roi chứ không phải con hiểu vì sao không được làm. Và điều tất nhiên, khi con sợ đau, con sợ roi thì sau này, khi một người khác có roi dài hơn hay đánh con đau hơn, tất yếu con sẽ sợ người đó hơn.
Cũng như vậy, nếu bạn muốn con làm việc tốt và bạn sẽ đổi cho con là một món quà, một món đồ chơi con thích, thì con sẽ không làm vì con hiểu được vì việc ấy tốt con mới làm, mà con sẽ làm vì con muốn nhận được món quà, con làm vì con thèm có món quà ấy. Và chính điều ấy vô hình chung sẽ khiến cho con lệ thuộc vào ai cho con món quà lớn hơn.
Chúng ta đa số chỉ muốn con “vâng lời” chứ ít người hiểu hãy hướng cho con “hợp tác” với mình. Chúng ta hiểu rằng “vâng lời” và “hợp tác” là 2 khía cạnh hoàn toàn khác nhau, “vâng lời” là một chiều, chỉ từ một phía ra lệnh và phía còn lại sẽ nghe theo, không cãi. Còn nếu “hợp tác” là đối thoại hai chiều, nghĩa là không hiểu thì hỏi cho tới khi hiểu, hiểu rồi thảo luận cho tới khi đồng ý. Và chính khi chúng ta lắng nghe con, cho con được đối thoại, lên tiếng và thậm chí chỉ ra những điều sai của cha mẹ, sau này con sẽ là một người coi trọng lẽ phải chứ không phải là một người sợ hãi quyền lực.
Đối với trẻ dưới 3 tuổi bé chưa biết nhiều lí lẽ. Chúng ta đừng cố gắng dạy dỗ con, mà lúc đó mục đích chính là giúp cho bé phát triển hết khả năng, phát triển hết tiềm năng học hỏi của bé. Ở tuổi đó bé muốn khám phá, tìm hiểu, học hỏi theo cách riêng của bé. Chúng ta nên tạo những môi trường an toàn cho bé tự do tìm hiểu. Giúp cho con sau này lớn lên thành môt đứa trẻ tự tin, không sợ hãi, dám vượt qua khả năng để làm những việc khó khan.
Timeout là gì?
Timeout chính là khoảng lặng thời gian để cho trẻ lắng đong xuống, cho con có thời gian để trầm xuống, từ đó con sẽ có khả năng tự điều khiển quản lý cảm xúc, tình cảm của con. Hãy dạy cho con làm chủ cảm xúc, điều khiển cảm xúc chứ đừng dạy cho con làm nô lệ của cảm xúc.
Chúng ta sẽ timeout như thế nào?
Chúng ta đặt một cái ghế ở một góc an toàn trong nhà và cái ghế đó không được dời chỗ khác. Kế bên ghế, chúng ta không đặt gần đó bất kỳ cái gì khác. Và cho bé ngồi vào đó. Bé vẫn sẽ quan sát được môi trường xung quanh đang diễn ra như thế nào, đó chính là khoảng thời gian con lắng đọng cảm xúc xuống.
Và thời gian timeout là bao lâu?
Theo nghiên cứu của viện hàn lâm Hoa Kỳ thì mỗi 1 tuổi thì thời gian timeout là 1 phút. Có nghĩa là bé 3 tuổi thì timeout trong 3 phút. Và một ngày không quá 20 lần timeout.
Chúng ta nên biết rằng những đứa trẻ bị cha mẹ đánh mắng thường có tâm lý chống đối, đặc biệt dễ phát triển lệch lạc và ưa bạo lực khi trưởng thành. Vì vậy, để phạt con hiệu quả mà không cần đòn roi, cha mẹ cần nhớ nguyên tắc của kỷ luật không nước mắt là không nạt nộ, đánh đập. Vì khi trẻ bị đánh sẽ không giúp trẻ biết cách cư xử đúng hơn, học làm chủ hành vi tốt hơn mà sẽ ‘dạy’ trẻ biết cách né tránh, đổ lỗi, biện minh hoặc tìm cách không để bị đánh khi mắc sai lầm. Đặc biệt, đối với trẻ con dường như trẻ chỉ nhớ sự trừng phạt hơn là lý do mà trẻ bị phạt. Và trẻ sẽ cư xử vì sợ hãi thay vì muốn hành động đúng.
Và điều quan trọng hơn hết nữa, các bậc làm cha mẹ hãy học cách CHƠI CÙNG CON
Vì chính khi chúng ta làm bạn với con, chúng ta mới có thể hiểu rõ tính cách của con, hiểu rõ con muốn gì và con đang cần gì. Khi chúng ta làm bạn với con, không bao giờ là thừa, vì chính khi đó là khoảng thời gian tuyệt vời để ta dạy con trở thành một người tốt
Bí quyết thần kỳ giúp bé biết ngồi bồn cầu chỉ trong 3 ngày
Trẻ em đái dầm - Đau đầu người lớn
'Đói thì ăn, không ăn thì nhịn' - cách trị con biếng ăn thành công của mẹ Việt ở Mỹ
Khuyến cáo mới về chăm sóc răng miệng cho trẻ
Các mốc phát triển của bé 3 - 4 tuổi: Mẹ cần nắm rõ để hỗ trợ con phát triển toàn diện