• Trang chủ
  • > Sách
  • > Sự phát triển của bé theo tuần
  • > Sự phát triển của bé 1 tuổi 3 tháng - tuần thứ 3
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Sự phát triển của bé 1 tuổi 3 tháng - tuần thứ 3

Sự phát triển của bé 1 tuổi 3 tháng - tuần thứ 3

  • Tác giả:
  • Thể loại: Sự phát triển của bé theo tuần
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 13/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Tất cả những vật dụng xung quanh như chìa khóa, bút chì, son môi, điện thoại… đều rất bắt mắt và làm cho bé thích mê. Không chỉ vậy, đây còn là những vật dụng thường ngày mà bé thấy người lớn hay xài, và chắc chắn là bé cũng muốn tự tay mình mày mò xài thử như vậy.

Đôi tay nhỏ bận rộn

Vấn đề là bạn không muốn bé phá hỏng cây son của mình, cũng như những vật dụng nhỏ này rất dễ khiến bé gặp những rủi ro nguy hiểm như ngạt thở, ngộ độc… Chính vì vậy, bố mẹ cần phải tìm ra những thứ mà bé có thể chơi an toàn và sử dụng để bắt chước người lớn – chẳng hạn như một bộ chìa khóa nhựa, chiếc điện thoại đồ chơi, hay một cái túi trang điểm cũ với chiếc lược, chiếc ví rẻ tiền…

Có rất nhiều cách để làm cho bé luôn bận tay, mẹ có thể để bé giúp nhặt những vật dụng linh tinh an toàn như hộp nhựa, khăn choàng, muỗng nĩa gỗ… bỏ vào giỏ. Bé rất thích thú với những món vật dụng trong nhà và sẽ tìm cách để sử dụng chúng.

Bé tập nói

Nhiều phụ huynh lo rằng con mình có vẻ chậm nói. Tuy nhiên rất nhiều đứa trẻ, đặc biệt là các bé trai sẽ nói rất ít cho đến giữa năm tuổi thứ hai. Và thường thì đứa trẻ 15 tháng tuổi đã hiểu được rất nhiều những thứ bé nghe được hơn là những gì bé có thể nói. Hãy cố gắng nói chuyện và đọc sách cho bé thật nhiều, đừng tỏ ra thúc ép hoặc quá nóng lòng với bé. Thường thì đến tháng thứ 18, bé có thể biết nói ít nhất là 15 từ.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần chú ý đến khả năng nghe của bé, bởi vì nếu thính giác kém sẽ làm cho việc học nói của bé chậm hơn. Nếu có nghi ngờ hoặc băn khoăn về thính giác của con, bố mẹ hãy cho con đến bác sĩ khám và chẩn đoán nhé. Vấn đề thính giác càng được sớm chữa trị thì sẽ càng dễ khắc phục đấy!

Mẹo nhỏ cho phụ huynh

Thuốc thường có vị đắng và mùi rất khó chịu. Vì thế muốn trẻ ngoan ngoãn uống thuốc, bố mẹ hãy hỏi bác sĩ để kê cho bé những loại thuốc có mùi thơm, mùi trái cây và vị ngọt dịu. Cho bé ngồi vào lòng mẹ, đánh lạc hướng với những chương trình tivi yêu thích và rồi bé sẽ khá “hợp tác” để uống hết chỗ thuốc đấy.

Bạn nên đọc
Quảng cáo