• Trang chủ
  • > Sách
  • > Sự phát triển của bé theo tuần
  • > Sự phát triển của bé 10 tháng - tuần thứ 1
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Sự phát triển của bé 10 tháng - tuần thứ 1

Sự phát triển của bé 10 tháng - tuần thứ 1

  • Tác giả:
  • Thể loại: Sự phát triển của bé theo tuần
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 13/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Tuần thứ 41, bé đã khéo léo và hiếu động hơn rất nhiều. Mẹ sẽ vất vả hơn nhiều đấy nhưng cũng sẽ rất hạnh phúc khi chứng kiến những bước tiến tuyệt vời của bé. Và cũng đã đến lúc thiết lập những thói quen và truyền thống cho gia đình mình rồi mẹ ạ!

Những ngón tay tài năng

Ngón tay của bé ngày càng nhanh nhẹn hơn. Bé có thể dùng ngón cái và ngón trỏ để gắp các món đồ nhỏ lên mà không cần tì cổ tay xuống một bề mặt nào đó. (Bé đã tốt nghiệp lớp ăn dặm và bắt đầu bước sang một cấp độ mới “tèm lem” hơn rất nhiều khi bé chính thức “nhúng tay” vào việc ăn uống của mình).

Bé bị hấp dẫn bởi những thứ nhỏ xíu và vẫn thích bỏ vào miệng nếm thử. Việc này cũng không sao miễn là những thứ đó ăn được và không quá nhỏ sẽ dễ làm bé bị hóc. Một nguyên tắc cần nhớ là tránh để cho bé ăn thứ gì không tan được trong nước như cà rốt sống hoặc nguyên cả trái nho. Rau củ cắt nhỏ, nấu chín, phomai và trái cây lột vỏ, cắt miếng đều là những món ăn phù hợp cho bé bốc.

Hiếu động hơn

Bé đã có thể bò rất nhanh bằng tay và đầu gối trong khi người song song với mặt đất. (Nhiều bé cố gắng tập bò từ giai đoạn trước nhưng đến giai đoạn này mới thành thục. Một số bé “trốn” bò và từ lết chuyển sang đứng luôn.) Thậm chí bé còn có thể bò lên cầu thang. Ở tuổi này, bé có thể ngồi một cách tự tin và thậm chí có thể vịn bước đi, hoặc đi được vài bước và đứng không cần đỡ. Nếu bé được vịn cho đứng thì bé sẽ bước đi và cũng cố gắng cúi xuống nhặt đồ chơi trong khi đang đứng. Nếu bé vẫn chưa bước những bước đi đầu tiên kỳ diệu này thì bé sắp bước rồi đó, và cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ vất vả hơn với bé! Hầu hết các bé biết đi lúc khoảng từ 9 đến 12 tháng tuổi và đi giỏi lúc 14 hoặc 15 tháng tuổi.

Cuộc sống của bạn: Truyền thống gia đình và các dịp lễ hội

Lúc bạn còn nhỏ, gia đình bạn thường làm gì vào ngày Tết hoặc các ngày lễ khác? Bạn mừng sinh nhật như thế nào? Trước khi ăn, gia đình bạn có cầu nguyện không (nếu theo đạo Công giáo) và vào mùa hè thì có hoạt động gì đặc biệt không. Khi xây dựng gia đình, cả hai thường nghĩ về những truyền thống đã theo họ trong suốt quá trình lớn lên và nghĩ xem làm thế nào để có thể tạo ra những truyền thống riêng cho gia đình nhỏ của mình. Ngay cả khi bé còn nhỏ, chưa hiểu hoàn toàn hoặc chưa tỏ ra thích thú với các nghi thức, truyền thống gia đình, việc lặp đi lặp lại các truyền thống này sẽ góp phần làm cho bé cảm thấy an toàn, gắn bó và tự hào về gia đình mình.

Không nhất thiết bạn phải tiếp nối các truyền thống mà bạn và gia đình của vợ/chồng bạn đã từng thực hiện, đặc biệt nếu bạn phải chọn một trong hai, một bên là của gia đình bạn, một bên là của gia đình vợ/chồng bạn. Sẽ ý nghĩa hơn nếu bạn có những ý tưởng riêng hoặc thay đổi sao cho chúng mang những nét riêng của gia đình bạn. Thử nhớ lại xem gia đình bạn thích những hoạt động gì và xây dựng những nghi thức liên quan đến các hoạt động đó. Các nghi thức có thể là những việc rất nhỏ và diễn ra thường xuyên, như đọc sách mỗi tối, dẫn chó đi dạo sau bữa tối nhưng cũng có thể xoay quanh các các ngày lễ và các sự kiện đặc biệt. Nếu liên quan đến các ngày lễ, hãy cẩn thận vì bé có thể bị kích thích quá mức và lo lắng khi thấy nhiều đồ trang trí và nhiều hoạt động nhộn nhịp, vì vậy bạn cần phải dành những khoảng thời gian để bé nghỉ ngơi, thư giãn.

Bạn nên đọc
Quảng cáo