• Trang chủ
  • > Sách
  • > Phát triển cảm xúc và quan hệ xã hội
  • > Tâm trạng của mẹ bầu ảnh hưởng đến tính cách của con?
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Tâm trạng của mẹ bầu ảnh hưởng đến tính cách của con?

Tâm trạng của mẹ bầu ảnh hưởng đến tính cách của con?

  • Tác giả:
  • Thể loại: Phát triển cảm xúc và quan hệ xã hội
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 07/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Quan niệm dân gian thường cho rằng, tâm trạng mẹ bầu sẽ ảnh hưởng đến ngoại hình, vẻ mặt của đứa bé. Nếu mẹ hay cười thì con sẽ có gương mặt tươi sáng, mẹ hay khóc sẽ làm con âu sầu. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra tâm trạng của mẹ bầu có mối liên hệ mật thiết với tính cách của đứa bé sau này.

 1. Tâm trạng của mẹ góp phần làm nên tính cách con

Tính cách của một người được hình thành từ rất nhiều nhân tố như gia đình, giáo dục, môi trường, xã hội… Tuy nhiên trong suốt thời gian nằm trong bụng mẹ, tâm trạng của mẹ sẽ dẫn đến thay đổi môi trường bên trong và kéo theo sự thay đổi trong cơ thể bé, trong đó có cả trung tâm thần kinh.

Một số nghiên cứu cho thấy, nếu mẹ bầu thường hay buồn bã, lo âu khi mang thai sẽ ảnh hưởng xấu đến hành vi, nhận thức cũng như tính cách của con trong tương lai. Đồng thời, làm tăng những nguy cơ mắc một số chứng bệnh cho bé.

2. Những nguy cơ cho bé đến từ tâm trạng xấu của mẹ bầu

Tâm trạng tiêu cực và kéo dài trong thai kỳ đem lại nhiều tác hại hơn nhiều người vẫn tưởng. Trong đó có khả năng làm gia tăng nguy cơ mắc các chứng chậm nói, tự kỷ, tăng động và giảm khả năng học tập.

* Chậm nói

Sự lo âu, hay tệ hơn là trầm cảm của mẹ khi mang thai không chỉ tác động trực tiếp, mà còn tác động gián tiếp đến bé thông qua sự hấp thu dinh dưỡng không được tốt. Đó là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển thần kinh của bé, làm cho bé bị chậm nói.

Theo một thống kê, 15% trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ là do rối loạn tâm lý của mẹ khi mang bầu.

 * Tự kỷ
Nguy cơ tự kỷ bẩm sinh của bé rất cao nếu mẹ bị trầm cảm. Hoocmon của mẹ sẽ tác động trực tiếp vào hệ thống nội tiết của con, khiến trẻ tăng nguy cơ tự kỷ và rối loạn hành vi gấp hai lần.

*Tăng động

Nếu căng thẳng kéo dài, mẹ đang truyền 2 hoocmon cortisol và dolpamine qua nhau thai đến cơ thể trẻ. 2 hoocmon này tăng tính kích động, bồn chồn và làm giảm tập trung, đó là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị tăng động (gần giống với chứng tăng động giảm chú ý).

*Giảm khả năng học tập

Khả năng tập trung, chú ý và ghi nhớ của trẻ sẽ giảm nhiều khi người mẹ lo âu nhiều trong thời gian mang thai. Điều này tác động trực tiếp đến khả năng học tập về lâu dài của bé.

3. Luôn vui vẻ để bé khỏe mạnh

Giải tỏa căng thẳng là điều rất nên làm để giữ tinh thần luôn được thoải mái và dễ chịu trong suốt thai kỳ. Điều này không chỉ giúp bạn tận hưởng được thời gian mang thai, mà còn giúp bé khỏe mạnh nữa.
Hãy bộc lộ và chia sẻ cảm xúc hào hứng, hạnh phúc khi sắp có con với chồng và người thân. Đây sẽ là một động lực để bạn vui vẻ và vượt qua được những nỗi lo lắng, áp lực trước mắt.

Trò chuyện với con yêu trong bụng cũng là một cách hữu hiệu để giúp mẹ bầu cảm thấy hạnh phúc và có nhiều cảm xúc tích cực.

Không nên bỏ qua những thú vui nhỏ mà trước đây bạn rất thích như đi dạo, đọc sách, nghe nhạc… Đây là những phương pháp tự nhiên giúp bạn cảm thấy thư giãn và yêu đời.

Vận động nhẹ và phù hợp để giúp cơ thể dẻo dai hơn. Cơ thể khỏe mạnh, ít mệt mỏi cũng làm tinh thần của bạn tốt hơn nhiều.

 

Bạn nên đọc
Quảng cáo