• Trang chủ
  • > Sách
  • > Tiêm chủng cho bé
  • > Thắc mắc thường gặp khi đưa con đi tiêm phòng
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Thắc mắc thường gặp khi đưa con đi tiêm phòng

Thắc mắc thường gặp khi đưa con đi tiêm phòng

  • Tác giả:
  • Thể loại: Tiêm chủng cho bé
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 11/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Mẹ nhớ cho con đi chích ngừa đầy đủ và đúng lịch. Không nên dửng dưng với các loại vắc xin ngừa bệnh mà phải đổ xô đi chích mỗi khi có dịch. Và khi cho con đi chích ngừa, mẹ nên lưu ý những điều sau:

1. Nên tiêm vắc xin vào thời điểm nào trong ngày?

Mẹ nên cho con chích ngừa vào buổi sáng là tốt nhất. Buổi sáng, khi tiêm xong nếu bé sốt quấy hay có vấn đề gì thì mẹ cũng dễ dàng xử lý hơn.

2. Tiêm nhiều loại vắc xin cùng một lúc có được không?

Khoa học đã chứng minh rằng tiêm cho trẻ nhiều loại vắc xin cùng lúc không gây tác dụng phụ lên hệ thống miễn dịch của trẻ. Cho trẻ tiêm nhiều loại vắc xin cùng một lúc, mẹ sẽ tiết kiệm được thời gian và tiền bạc, trẻ cũng sẽ sớm hoàn thành lịch tiêm chủng và quan trọng là hạn chế số lần tiêm, vốn là điều trẻ rất sợ.

3. Khi nào con không nên đi tiêm?

Nếu trẻ đang bệnh, đang sốt, đang dị ứng, phát ban,... thì mẹ không nên cho bé đi chích. Bởi vì khi bé không khỏe, sức đề kháng cũng kém nên chích xong bé dễ ốm. Hơn nữa nếu qua thăm khám, nếu bé có bất thường về sức khỏe thì bác sĩ cũng sẽ không cho bé chích ngừa, như vậy mẹ sẽ tốn tiền khám mà không được chích.

4. Nếu bé ốm, có thể trì hoãn chích ngừa bao lâu?

Chích ngừa đúng thời gian dĩ nhiên là điều tốt nhất, vaccine sẽ phát huy tối đa tác dụng. Tuy nhiên nếu bé không khỏe, có thể cho bé chích sau, nhưng đừng trì hoãn quá lâu.

5. Mẹ cần mang theo những gì khi cho con đi chích ngừa?

 Những giấy tờ liên quan đến việc tiêm chủng trước đó của trẻ, như sổ tiêm chủng, sổ khám bệnh, sổ dinh dưỡng... me đều nên mang theo. Ngoài ra, mẹ nên mang theo nước, sữa, một bộ quần áo (phòng khi bé nôn trớ) và khăn cho bé.

6. Mẹ nên chú ý những gì khi chích ngừa?

Mẹ nên để ý vắc xin của con có được lấy nguyên hộp từ tủ lạnh không? Nếu cần thiết thì mẹ nên xin hộp đựng vaccine về để đọc thông tin, đồng tời biết được hạn sử dụng của vắc xin, tên và nước sản xuất vắc xin.

7. Nên nhờ bác sỹ tư vấn những gì trước khi rời phòng tiêm?

Tất cả những gì mẹ thắc mắc về chích ngừa và sau chích ngừa đều nên hỏi. Ví dụ: các tác dụng phụ nào bé có thể gặp phải? Phải xử lý ra sao nếu xuất hiện các tác dụng phụ đó? Lần chích ngừa tiếp theo con sẽ chích mũi gì? Trễ nhất là bao lâu con có thể chích mũi đó?

8. Những phản ứng nào bé sẽ gặp sau khi chích ngừa?

Những phản ứng thường thấy sau khi bé chích ngừa là sốt, khóc quấy hay sưng vết tiêm. Để hạn chế những phản ứng này, mẹ nên chú ý thân nhiệt trẻ và cho bé uống bổ sung nhiều nước hơn bình thường.

9. Xử lý thế nào khi con bị sốt sau khi chích ngừa?

Sau khi chích ngừa, mẹ cần để trẻ ở lại 30 phút để các cán bộ y tế theo dõi. Các phản ứng như sốt nhẹ (dưới 38,5 độ), đau hoặc sưng tấy nhẹ tại vết tiêm, quấy khóc là những phản ứng hết sức bình thường. Bé có thể sốt nhẹ, nhưng cũng đôi khi sốt cao (trên 39 độ C), kèm theo tình trạng quấy khóc. Mẹ nên cho con nằm ở nơi thoáng mát, mặc quần áo rộng, thoải mái, chườm mát cho trẻ bằng khăn ẩm hoặc cho bé uống thuốc hạ sốt khi sốt khi bé sốt từ 38o5C trở lên. Không nên uống hay đắp lòng trắng trứng gà, khoai tây hoặc miếng dán hạ sốt trực tiếp lên vết tiêm bởi như vậy sẽ làm giảm tác dụng của vacxin.

10. Khi nào nên đưa con đến bệnh viện?

Chắc chắn sau khi chích ngừa xong, bác sĩ sẽ dặn mẹ nên đưa con đi khám khi thấy những biểu hiện sau: sốt cao trên 38.5 độ trở lên và không giảm sau khi uống thuốc hạ sốt, nổi ban, co giật hoặc co giật giống như động kinh; con khó thở - yếu mệt - tim đập nhanh hoặc tím tái, mất ý thức.
 

Bạn nên đọc
Quảng cáo