- Trang chủ
- > Sách
- > Khám thai và chích ngừa
- > Thời gian khám thai lần đầu và những thông tin sức khỏe mẹ cần phải biết trong lần khám thai đầu tiê
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn

Thời gian khám thai lần đầu và những thông tin sức khỏe mẹ cần phải biết trong lần khám thai đầu tiê
- Tác giả:
- Thể loại: Khám thai và chích ngừa
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 08/08/2017
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
1. Khi nào thì tôi phải khám thai lần đầu tiên?
Ngay sau khi bạn nghi ngờ mình mang thai, hãy lên lịch hẹn khám với bác sỹ sản phụ khoa. Cho dù việc mang thai của bạn đã được xác nhận bằng que thử thai tại nhà, bạn vẫn nên có một cuộc kiểm tra sức khỏe tổng quát để nhận được sự chăm sóc y tế đầy đủ trong thời gian thai kỳ.
Đa số các bác sĩ sẽ không lên lịch khám trước 8 tuần trừ khi bạn có tình trạng sức khỏe cần phải được theo dõi, đã từng có những thai kỳ không thuận lợi đây, hoặc bạn có những triệu chứng như xuất huyết âm đạo, đau bụng, hoặc buồn nôn và nôn mửa dữ dội. Nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc gì hoặc nghĩ rằng mình đã tiếp xúc với hóa chất độc hại, hãy gặp bác sỹ càng sớm càng tốt.
Lần thăm khám đầu tiên của bạn có thể sẽ là lần khám kéo dài nhất. Ở lần thăm khám này và tất cả những lần tiếp theo, đừng ngại đặt câu hỏi với bác sỹ về những vấn đề mình quan tâm. Nội dung của lần khám thai đầu tiên thường như dưới đây:
2. Lấy thông tin về tiền sử sức khỏe
Sau đây là những gì bác sỹ sản phụ khoa rất có thể sẽ hỏi bạn.
Chi tiết về sức khỏe sản phụ khoa
Chu kỳ kinh nguyệt của bạn có đều hay không và thường kéo dài bao lâu
Ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt lần cuối (để xác định ngày dự sinh)
Bạn có những triệu chứng hay bất thường gì sau kỳ kinh nguyệt cuối hay không (liên quan đến việc mang thai hay không)
Bạn có từng hoặc đang bị vấn đề gì về phụ khoa hay không (bao gồm những bệnh lây truyền qua đường tình dục)
Chi tiết về những lần có thai trước đây
Một số thông tin khác về sức khỏe của bạn
Các bệnh mãn tính và thuốc dùng đề điều trị
Dị ứng với thuốc
Vấn đề về tâm thần
Những lần phẫu thuật hoặc nhập viện trước đây
Những thói quen có thể ảnh hưởng đến thai kỳ
Hút thuốc
Uống rượu
Sử dụng ma túy
Bạn có từng là nạn nhân của sự lạm dụng hoặc có bất kỳ những vấn đề nào khác có thể ảnh hưởng đến sự an toàn hoặc cân bằng cảm xúc của bạn hay không
Tiền sử sức khỏe của những người trong gia đình bạn
Bạn có người thân nào bị bệnh nặng hoặc mãn tính hay không (Nhiều vấn đề sức khỏe mang tính chất di truyền nên việc tìm hiểu về tiền sử bệnh lý gia đình sẽ giúp ích cho bác sỹ trong việc chẩn đoán các vấn để tiềm ẩn).
3. Xem xét tiền sử bệnh lý di truyền và dị tật bẩm sinh.
Bác sỹ của bạn sẽ hỏi những thông tin như sau:
Bố của bé hoặc bất kỳ thành viên nào trong gia đình có bị bệnh về rối loạn nhiễm sắc thể hoặc bệnh di truyền, chậm phát triển hoặc dị tật bẩm sinh hay không
Về bất cứ loại thuốc điều trị hoặc thuốc bổ sung dinh dưỡng bạn đã sử dụng kể từ lần kinh nguyệt cuối cùng của bạn, bạn có sử dụng rượu hoặc ma túy hay không. Bạn hãy dành thời gian để nhớ lại xem bạn có từng tiếp xúc với những chất độc hại nào khác hay không (hãy lập danh sách những mối nghi ngại của bạn, đặc biệt là nếu bạn sống hoặc làm việc trong môi trường độc hại).
Hãy cho bác sĩ biết nếu gần đây bạn bị sốt phát ban, nhiễm virus hoặc những bệnh truyền nhiễm nào khác.
4. Tư vấn về những lựa chọn làm xét nghiệm sàng lọc
Bác sỹ của bạn có thể đề nghị bạn làm một số xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh để phát hiện nguy cơ em bé của bạn bị hội chứng Down cũng như những rối loạn về nhiễm sắc thể khác và dị tật bẩm sinh.
Trong tam cá nguyệt đầu tiên của bạn, bạn sẽ được đề nghị làm xét nghiệm máu Double test, xét nghiệm này thường được thực hiện từ tuần thứ 9 đến 13 của thai kỳ. Ngoài ra, bạn sẽ được siêu âm để đo độ mờ da gáy (ĐMDG) khi thai nhi được 11 đến 13 tuần tuổi. Kết hợp với nhau, Double test và siêu âm ĐMDG được biết đến như sàng lọc tổng hợp trong tam cá nguyệt thứ nhất.
Xét nghiệm sàng lọc trong tam cá nguyệt thứ nhất có thể được kết hợp với xét nghiệm sàng lọc đa dấu hiệu (Triple Test), một loại xét nghiệm máu được thực hiện trong giai đoạn từ tuần thứ 15 đến 20 của thai kỳ.
Tùy thuộc vào đặc điểm dân tộc và tiền sử bệnh lý, bạn cũng có thể được đề nghị làm sàng lọc về bệnh di truyền để xem liệu em bé của bạn có nguy cơ bị các rối loạn di truyền như xơ nang, bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thiếu máu và bệnh Tay-Sachs hay không.
Cuối cùng, bạn có thể được đề nghị làm xét nghiệm chẩn đoán mang tính chất xâm lấn để biết chắc chắn rằng con bạn có bị Hội chứng Down hoặc một số vấn đề khác hay không. Các xét nghiệm này bao gồm lấy mẫu lông nhung màng đệm (CVS), thường được thực hiện từ tuần thứ 11 đến 12 của thai kỳ, và chọc dò ối, thường được thực hiện từ tuần thứ 16 đến 20 của thai kỳ.
Là phương pháp sàng lọc xâm lấn, CVS và chọc dò ối có nguy cơ thấp gây sẩy thai, do vậy thường được lựa chọn trong những trường hợp thai phụ được chẩn đoán có nguy cơ cao về các vấn đề di truyền và nhiễm sắc thể. Một số phụ nữ có thể lựa chọn đợi kết quả xét nghiệm sàng lọc trước khi quyết định có một trong các xét nghiệm xâm lấn.
Nếu bạn cần tìm hiểu thêm chi tiết, bác sỹ sản phụ khoa của bạn có thể giới thiệu bạn đến gặp chuyên gia về di truyền.
5. Kiểm tra sức khỏe của bạn
Những kiểm tra sức khỏe cơ bản bao gồm:
Kiểm tra về thể chất
Khám phụ khoa, bao gồm xét nghiệm PAP (trừ khi bạn đã làm xét nghiệm này thời gian gần đây) để kiểm tra các tế bào bất thường, một dấu hiệu của ung thư cổ tử cung
Xét nghiệm bệnh Chlamydia và bệnh lậu
Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu và các bệnh liên quan khác
Bác sỹ của bạn cũng sẽ xét nghiệm máu để:
Xác định nhóm máu và loại Rh
Kiểm tra các bệnh thiếu máu
Xét nghiệm bệnh giang mai, viêm gan B, và khả năng miễn dịch với rubella (sởi Đức)
Kiểm tra khả năng miễn dịch với bệnh thủy đậu, trừ khi bạn đã bị thủy đậu trước đây hoặc đã được tiêm chủng ngừa bệnh.
Các tổ chức y tế cũng khuyến cáo tất cả các phụ nữ mang thai nên làm xét nghiệm HIV, loại virus gây ra bệnh AIDS, ở lần khám thai đầu tiên. Nếu bác sỹ của bạn không chỉ định cho bạn làm xét nghiệm này, hãy yêu cầu bác sỹ. Nếu bạn bị nhiễm HIV, việc được điều trị trong thời gian mang thai có thể giảm rủi ro lây truyền virus này sang em bé của bạn.
Nếu bạn có nguy cơ cao bị tiểu đường thai kỳ, bạn có thể được làm xét nghiệm dung nạp đường glucose ở lần khám thai đầu tiên. Trong vài trường hợp, bác sỹ có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm da để xem bạn có bị bệnh lao hay không.
6. Tư vấn và cho bạn biết sắp tới cần làm những gì
Bác sỹ của bạn sẽ cho bạn những lời khuyên về việc chế độ ăn uống để có thai kỳ khỏe mạnh, những thực phẩm cần tránh, mức độ tăng cân và bổ sung vitamin trong thai kỳ. Bác sỹ sẽ mô tả những khó chịu bạn gặp phải trong giai đoạn sớm của thai kỳ và cảnh báo về những triệu chứng cần phải kịp thời chú ý.
Duy trì tâm trạng thoải mái trong thai kỳ rất quan trọng. Nếu bạn cảm thấy bị trầm cảm hay lo lắng, hãy cho bác sỹ sản phụ khoa của bạn hay. Bác sỹ có thể giới thiệu bạn đến gặp chuyên gia mà có thể giúp bạn.
Bác sỹ của bạn cũng sẽ cảnh báo bạn về tác hại của việc hút thuốc lá, sử dụng chất cồn, ma túy và một số loại thuốc khác. Nếu bạn cần giúp đỡ để cai thuốc lá hoặc những chất gây nghiện khác, hãy yêu cầu được giới thiệu đến chuyên gia để được hỗ trợ.
Bác sỹ cũng sẽ lược qua những việc nên và không nên làm trong thời gian mang thai, đi du lịch và quan hệ tình dục trong thai kỳ; những tác hại môi trường và nghề nghiệp có thể gây ảnh hưởng đến bé của bạn và cách tránh một số bệnh truyền nhiễm, ví dụ như bệnh nhiễm virus toxoplasma.
Nếu đang trong mùa cúm (hoắc sắp đến mùa cúm), bác sỹ có thể sẽ khuyên bạn tiêm ngừa cúm.
Và cuối cùng, bạn sẽ cần lấy hẹn cho lần khám tiền sản tiếp theo, thường thì sau 4 tuần.
Vì sao phải siêu âm thai 3D - 4D ở tuần 22?
Những điều mẹ bầu nhất định phải biết khi lần đầu đi siêu âm
Sàng lọc trước sinh - phát hiện sớm dị tật bẩm sinh của thai nhi
Tam cá nguyệt thứ ba là thời kỳ tuyệt vời nhất khi mang thai
Tầm quan trọng của việc khám thai ở tam cá nguyệt 3