- Trang chủ
- > Sách
- > Phát triển trí tuệ và nhận thức
- > Vì sao trẻ 3 tuổi “nguy hiểm” hơn trẻ 2 tuổi
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn

Vì sao trẻ 3 tuổi “nguy hiểm” hơn trẻ 2 tuổi
- Tác giả:
- Thể loại: Phát triển trí tuệ và nhận thức
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 05/08/2017
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
1. Các cơn giận dữ phát triển thành biểu hiện của thái độ cực đoan
Trẻ hai tuổi chỉ biết khóc hờn khi giận dỗi, nhưng trẻ 3 tuổi thì khác. Chúng đã biết tranh luận và có thể rót vào tai mẹ những câu nói cực kỳ cực đoan khi buồn bực hoặc phật ý, như: “Không ai yêu con cả!”, “Con không yêu mẹ nữa”,”Con buồn mẹ rồi”, “Mẹ hư lắm”… Mọi việc không chỉ dừng lại ở đó, bé 3 tuổi còn dậm chân thình thịch, đóng cửa ầm ầm, quăng đồ chíu chíu và bỏ đi đâu đó ngồi một mình mặt mày đầy vẻ bực tức và ức chế. Nếu bạn mở rộng cửa khi hai mẹ con tuyên chiến với nhau, có thể sẽ khiến hàng xóm nghĩ đang có một cuộc bạo hành gia đình, hoặc là mẹ đang tra tấn con chẳng hạn.
2. Mặc đồ theo ý mình trở thành tai họa thời trang
Trẻ 2 tuổi sẽ để cho mẹ thay cho bé bất cứ món đồ nào mẹ chọn, nhưng trẻ 3 tuổi thì khác, chúng sẽ tự chọn món đồ chúng thích. Chúng có thể xới tung tủ quần áo được mẹ xếp gọn ghẽ chỉ để tìm chiếc áo có hình xe tải. Chúng sẽ mặc quần dài áo dài tay dù ngoài trời nóng nực. Chúng phối chiếc áo màu đỏ với chiếc quần màu xanh đọt chuối thay vì mặc đồng bộ. Chúng cũng thích những bộ đồ công chúa hoặc phù thủy hơn là quần áo bình thường. Có thể, chúng còn đòi mặc quần chip và chỉ có thế, không hơn. Hoặc là một ngày chúng sẽ thay đến 3-4 bộ đồ dù đồ chúng đang mặc vẫn còn sạch. Chúng cũng sẽ bôi đầy đồ ăn lên quần áo chứ không tìm khăn lau tay và nhất quyết không cho mẹ lau rửa tay chân.
3. Nói bập bẹ được thay thế bởi các kỹ năng đàm phán
Đã qua rồi những ngày bi bô dễ thương hoặc các biểu cảm của sự giận dữ và thất vọng. Một khi đã lên 3 tuổi, “người ta” có thể bày tỏ suy nghĩ của mình, đã biết vặn vẹo, trả treo và cãi lại. “Người ta” sẽ cãi đến nơi đến chốn theo hướng có lợi cho "người ta" hoặc thậm chí còn sử dụng những biểu cảm riêng nhằm chống lại bạn. Năng lực của một bộ óc ba tuổi là cực kỳ hùng mạnh, mẹ nhớ nhé. Ba tuổi sẽ vận dụng những câu nói dài dòng và uy lực, một biểu cảm cương quyết đi kèm giọng nói mạnh mẽ. Mẹ sẽ thấy việc bắt chúng ngủ chưa bao giờ khó khăn như vậy. Bây giờ, khi có trẻ 3 tuổi trong nhà, tất cả những gì bạn phải làm là đàm phán với chúng, và dỗ dành, thuyết phục chứ không phải ép buộc nữa.
4. Bọn 3 tuổi đã biết cách câu giờ, còn phụ huynh muốn chúng tự lập
Hai xu hướng này sẽ khiến bạn vô cùng bực bội, khó chịu mỗi lần bước ra khỏi nhà. Thay vì mẹ mất 20 phút chuẩn bị cho đứa trẻ 2 tuổi để cho chúng đi chơi, thì với trẻ 3 tuổi mẹ tốn nhiều thời gian hơn. Lâu nhất là khoản lựa chọn quần áo (vì chúng thích mặc bộ đồ chúng chọn). Sau đó là giầy dép (chúng sẽ nhất quyết đeo đôi chúng kết nhất), và không cho mẹ lau mình, chải tóc… Nếu mẹ muốn nhanh hơn thì chỉ còn cách nổi cơn thịnh nộ và ép buộc, nhưng điều này đi ngược lại với tôn chỉ cho trẻ tự lập. Có lẽ cách tốt nhất là treo thưởng cho đứa trẻ nào nhanh nhất, đẹp nhất, ngoan nhất.
5. Thay vì mẹ nấu gì chúng ăn nấy, nay chúng thành nhà phê bình ẩm thực
Đã qua rồi những ngày mà bạn dọn thứ gì chúng ăn thứ nấy. Với trẻ ba tuổi, bạn sẽ nghe thấy những câu hết sức phũ phàng, ví dụ: “Con không ăn đâu, món này không ngon”, hoặc “Nó cứng quá, con không ăn được” hay đơn giản chỉ là những cái nhăn mặt, lắc đầu. Ôi thật mệt mỏi. Thế vẫn chưa đủ, chúng sẽ hỏi mẹ đã bỏ những thứ gì vào món ăn của chúng, sau đó nhận xét món ăn đó có mặn/ngọt quá không; rồi có thể chúng so sánh với mẹ bạn A, hoặc bà ngoại, bà nội đã nấu món này ngon thế nào… Có thể mẹ sẽ vô cùng bực bội sau 20 lần từ chối của trẻ và mẹ sẽ quát ầm lên: “Ngoài kia có bao nhiêu trẻ em đói khát không có đồ ăn con biết không?” hoặc ra lệnh: “Con phải ăn, nếu không mẹ sẽ phạt!”.
Đừng tước đi quyền được khóc, được ngã và được ở bẩn của con
Những kiểu ăn sáng không tốt cho con
Những trò chơi đơn giản ngay tại nhà lại giúp bé phát triển trí não cực tốt
Con thông minh có thật nhờ gene mẹ?
Top 13 việc làm hàng ngày nuôi dưỡng tính logic và khoa học trong bé ngay từ khi còn nhỏ