• Trang chủ
  • > Sách
  • > Bệnh lý thai kỳ
  • > Các dạng chảy máu khi mang thai cần chú ý
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Các dạng chảy máu khi mang thai cần chú ý

Các dạng chảy máu khi mang thai cần chú ý

  • Tác giả:
  • Thể loại: Bệnh lý thai kỳ
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 08/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Chảy máu khi mang thai là một triệu chứng đáng sợ đối với mẹ bầu. Trong một số trường hợp, chảy máu có thể là vô hại; nhưng bạn nên đi khám hoặc tìm đến sự tư vấn của bác sĩ.

Chảy máu âm đạo

Chúng ta đã nói rất nhiều về chảy máu âm đạo khi mang thai nên bài viết này chỉ nhắc sơ qua hiện tượng này.

Khi người mẹ chảy máu nhẹ với các đốm máu (có thể là màu nâu, hồng hay đỏ) trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba thì thường không đáng quan tâm, vì đó có thể là ảnh hưởng của nội tiết tố hay cổ tử cung bị tác động khi bạnquan hệ tình dục.

Sẽ chỉ là vấn đề đáng ngại nếu bạn bị chảy máu âm đạo như đến tháng, hoặc bạn thấy có những cục máu đông - vốn là những khối mô trong máu - đây có thể là triệu chứng của sẩy thai. Vì lý do này, bạn đừng bao giờ tự khám cho chính mình để xem đó là điều bình thường hay bất thường; thay vào đó, hãy gặp ngay bác sĩ sản khoa.

Nếu chảy máu nặng hoặc kèm theo đau đớn có thể là vì bạn bị nhau tiền đạo, sinh non, hoặc sẩy thai.

Chảy máu trực tràng và bệnh trĩ

Chảy máu trực tràng là một triệu chứng không đáng lo ngại như chảy máu âm đạo và thường thì đây là dấu hiệu của bệnh trĩ hoặc nứt hậu môn.

Bệnh trĩ là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai. Có đến ½ phụ nữ mang thai bị giãn tĩnh mạch trực tràng, gây đau, ngứa, chảy máu và táo bón. Bệnh trĩ gia tăng khi bụng bầu ngày một lớn, tử cung ép vào các tĩnh mạch khiến máu chảy chậm lại và các tĩnh mạch phải giãn nở nhiều hơn. Khi mẹ mang thai bị táo bón sẽ làm cho bệnh trĩ nặng hơn; lúc này kể cả người mẹ cười, ho, căng thẳng, và đi toilet cũng gây chảy máu.

Nếu bạn không bị bệnh trĩ nhưng vẫn chảy máu trực tràng thì đó có thể do một vết nứt hậu môn do táo bón. Vết nứt này khiến bạn đau đớn, đi cầu ra máu.

Bệnh trĩ và nứt hậu môn có thể dễ dàng nhận thấy với dấu hiệu: máu màu nâu, hồng, hoặc vết máu đỏ xuất hiện trên đồ lót của bạn hoặc giấy vệ sinh. Nếu bạn bị chảy máu nặng hoặc liên tục, hãy đi thăm khám để được tư vấn.

Nếu chỉ ở mức độ nhẹ, có thể chấp nhận được thì bạn có thể cải thiện tình hình bằng cách:

- Cố gắng tránh táo bón bằng việc uống nhiều nước và ăn một chế độ ăn giàu chất xơ.

- Hãy cố gắng làm giảm bớt áp lực lên các tĩnh mạch ở trực tràng bằng cách không đứng hoặc ngồi nhiều, ngâm hậu môn vào nước ấm hai lần mỗi ngày.

- Làm dịu bệnh trĩ bằng cách chườm nước đá hoặc sử dụng thuốc thoa theo đơn của bác sĩ. Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc làm mềm phân hay thuốc nhuận tràng (thuốc không ảnh hưởng đến thai nhi).

- Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày bằng cách lau sạch sau khi đi tiêu (nhớ là phải lau từ trước ra sau) và giữ mình sạch sẽ.

- Thực hiện bài tập Kegel để cải thiện máu lưu thông đến khu vực nhạy cảm này.

Chảy máu cam và nghẹt mũi

Một số mẹ mang thai bỗng dưng bị chảy máu cam. Đây là một triệu chứng thường gặp của thai kỳ, do hormone estrogen và progesterone gây ra. Những hormone này làm tăng lưu lượng máu và sưng các mạch máu ở mũi; đặc biệt là trong thời tiết lạnh, khô thì mẹ bầu có thể bị chảy máu cam thường xuyên hơn so với trước khi mang thai.

Những cách sau có thể giảm bớt triệu chứng khó chịu ở mũi bạn:

- Sử dụng chai xịt tạo độ ẩm để giúp mũi đỡ khô khiến các triệu chứng tồi tệ hơn.

- Xì mũi nhẹ nhàng, nhẹ nhàng để tống nước mũi ra ngoài.

- Kiềm chế chảy máu cam bằng cách nghiêng về phía trước (nhiều người ngửa đầu ra sau là sai cách) và áp nhẹ tay vào mũi trong năm phút (lặp lại nếu cần thiết).

- Hãy đi khám nếu máu không ngừng chảy, hoặc là chảy nhiều hoặc chảy thường xuyên.

 

Bạn nên đọc
Quảng cáo