• Trang chủ
  • > Sách
  • > Bệnh lý thai kỳ
  • > Những bệnh lý thai kỳ khiến mẹ bầu "ngượng chín mặt" không dám chia sẻ cùng ai
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Những bệnh lý thai kỳ khiến mẹ bầu

Những bệnh lý thai kỳ khiến mẹ bầu "ngượng chín mặt" không dám chia sẻ cùng ai

  • Tác giả:
  • Thể loại: Bệnh lý thai kỳ
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 08/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:

1. Són đái 

Vào những tháng cuối của thai kỳ, các mẹ có thể bị tình trạng són đái, nghĩa là không mắc tiểu nhưng thỉnh thoảng lại són ra quần. Mẹ thường són một ít nước tiểu ra quần vào những lúc chạy, ho, hắt hơi hay cười. Tình trạng này là do các cơ sàn xương chậu yếu và do em bé ngày một lớn ép lên bàng quang. 

Giúp mẹ dễ chịu hơn: 

Mẹ nên đi tiểu thường xuyên 

Mẹ cũng nên tập luyện các cơ sàn xương chậu đều đặn. 

Tránh để bị táo bón và đừng xách nặng. 

2. Ợ chua

Ợ chua là hiện tượng bình thường trong thai kỳ. Mẹ sẽ cảm thấy đau rát ở ngay giữa lồng ngực. Nguyên nhân là cái van nằm ở ngõ dẫn vào bao tử giãn ra khi có thai, do biến động về mặt kích thích tố. Vì vậy chất chua trong dạ dày trào ngược trở lại thực quản (là ống dẫn xuống bao từ). 

Giúp mẹ dễ chịu hơn: 

Buổi tối, mẹ hãy thử nâng cao đầu giường hoặc sử dụng thêm gối để gối đầu. 

Bạn cũng nên đi khám ở bác sĩ, có thể bác sĩ sẽ kiểm tra và kê toa thuộc nếu thấy có chứng bao tử dư acid. 

3. Đái rắt 

Các mẹ bầu thường đi tiểu nhiều lần trong ngày, cả ban đêm cũng vậy, mặc dù khi gần đến giờ ngủ là các mẹ không dám uống nước. Hiện tượng này thường xảy ra trong giai đoạn đầu và cuối của thai kỷ, nguyên nhân là do tử cung đè lên trên bọng đái. Triệu chứng này sẽ thuyên giảm trong các tháng giữa của thai kỳ. 

Giúp mẹ dễ chịu hơn:

Nếu mẹ thấy phải thức dậy ban đêm để đi tiểu, thì về chiều hãy cố gắng uống ít nước. 

Mẹ nên đi khám bác sĩ nếu khi đi tiểu thấy rát buốt vì có thể là đã bị nhiễm trùng. 

4. Bị chuột rút (vọp bẻ)

Thỉnh thoảng mẹ bầu có thể bị chuột rút đột ngột và khó chịu. Cơ bắp co thắt làm đau, thường là xảy ra ở bắp chuối cẳng chân và bàn chân, nhiều khi vào ban đêm. Thường có triệu chứng căng chân duỗi đơ với các ngón chân quắp xuống.  

Giúp mẹ dễ chịu hơn:

Thường xuyên xoa bóp phần bắp chân và bàn chân bị chuột rút. 

Hãy đi đi lại lại một lát, khi đã bớt đau để máu lưu thông tốt hơn. 

Hãy đi khám bệnh, có thể bác sĩ sẽ kê toa thuốc bổ thêm vitamin và khoáng chất

5. Chứng táo bón

Nhiều mẹ bầu dù đã uống nhiều nước, ăn uống bình thường, không ăn những thức ăn quá nóng nhưng vẫn hay bị táo bón, đi tiêu ra phân khô, cứng với số lần đi ít hơn thường lệ.

Nguyên nhân của tình trạng này là do kích thích tố progesterone của thời kỳ mang thai làm chùng giãn các cơ ruột khiến cho các nhu động ruột giảm đi và gây ra chứng táo bón trong quá trình mang thai. 

Giúp mẹ dễ chịu hơn:

Mẹ nên ăn thức ăn giàu chất xơ và uống nhiều nước. 

Hãy đi cầu bất cứ lúc nào mẹ cảm thấy có nhu cầu. 

Tập thể dục đều đặn. 

Không nên uống thuốc bổ sung sắt, thay vào đó nên ăn những thực phẩm giàu sắt như thịt bò. 

Hãy đi khám bác sĩ nếu chứng táo bón kéo dài. Tránh dùng thuốc nhuận trường (thuốc xổ). 

6. Chứng khó thở 

Càng về cuối thai kỳ, mẹ bầu có thể cảm thấy hay bị mệt mỏi, nhiều khi cảm thấy khó thở khi gắng sức hoặc ngay cả khi nói chuyện. Nguyên nhân là do vào thời kỳ cuối của thai kỳ, em bé ép lên cơ hoành và làm mẹ khó thở. Thường thi chứng khó thờ này giảm đi nhiều khoảng một tháng trước khi sinh, khi đầu bé lọt qua xương chậu. Thiếu máu cũng có thể làm cho mẹ khó thở. 

Giúp mẹ dễ chịu hơn:

Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. 

Buổi tối lúc đi ngủ mẹ nên kê thêm một cái gối. 

Nếu chứng khó thở trở nên nghiêm trọng, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Bạn nên đọc
Quảng cáo