• Trang chủ
  • > Sách
  • > Phát triển cảm xúc và quan hệ xã hội
  • > Hãy khuyến khích các cậu bé thể hiện cảm xúc
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Hãy khuyến khích các cậu bé thể hiện cảm xúc

Hãy khuyến khích các cậu bé thể hiện cảm xúc

  • Tác giả:
  • Thể loại: Phát triển cảm xúc và quan hệ xã hội
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 07/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:

Tôi đến xem trận đấu bóng rổ ở trường của cậu con trai 11 tuổi vào cuối tuần qua. Có một cậu bé ở đội bạn bị vấp ngã và té đập mặt xuống sân. Cậu nằm dài trên sân, ôm mặt khóc. Tôi lo lắng theo dõi huấn luyện viên và trọng tài xử lý tình hình như thế nào. Trong khi đó, cha mẹ của cậu bé vẫn ngồi yên và âm thầm quan sát.

Sao họ không chạy đến xem con mình thế nào?

Cuối cùng, cậu bé đứng dậy và có vẻ đỡ đau hơn. Trên đường lái xe chở con trai về nhà, tôi hỏi thằng bé về câu chuyện đó: "Thật kỳ cục khi bạn con bị bóng rơi vào mặt mà cha mẹ nó không đến xem thế nào. Con có nghĩ vậy không?".

Đúng như tôi nghĩ, thằng bé đồng tình: "Con cũng nghĩ vậy! Mẹ mà cư xử như thế, chắc con sẽ giết mẹ đấy".

Jaime Primak Sullivan - sống ở New Jersey, vốn là phát thanh viên của chương trình truyền hình kỹ thuật số #cawfeetawk, cũng cho rằng việc cha mẹ chạy đến bên con trong tình huống đó là rất quan trọng và sẽ tốt hơn là ngồi quan sát từ xa. Bà mẹ ba con này kể, gần đây cô có đi cổ vũ cho Max - cậu con trai 8 tuổi của cô, khi nó tham gia thi đấu bóng rổ ở trường học. Và cô đã chứng kiến con mình bị một quả bóng rơi ngay vào mặt.

Rời sự kiện, trở về nhà, cô kể lại sự việc trên Facebook: "Giống như một đoạn phim quay chậm. Đôi mắt thằng bé mở to và sau đó nheo lại vì đau. Nó cố gắng tập trung và nhìn quanh. Tôi biết con đang tìm mình. Tôi chạy vội đến, quỳ xuống, ôm con vào lòng và thằng bé khóc nức nở. Tôi nghe tiếng ai đó nói phía sau: “Cô đừng bảo bọc thằng nhỏ quá!"

Sao lại nghiêm trọng như vậy?! Không nỗi sợ hãi nào hơn khi làm cha mẹ mà thấy con mình bị đau, và đứa trẻ cũng hoảng sợ biết bao khi gặp chuyện mà không có cha mẹ bên cạnh an ủi, vỗ về.

Primak Sullivan kể tiếp: “Không thèm quan tâm đến lời chỉ trích, tôi lau nước mắt cho con và để thằng bé quay lại thi đấu sau khi biết chắc rằng nó không sao.”

Sau đó, cô đã viết thêm một bài đăng lên Facebook, chia sẻ những suy nghĩ của mình về cách thức mà đa số các bậc cha mẹ đang nuôi dạy những đứa con trai, và nói về tầm quan trọng của việc khuyến khích các cậu bé thể hiện cảm xúc của mình.

Cô viết: "Việc giữ quan điểm cho rằng con trai khô khan, không bao giờ bị tổn thương sẽ gây tổn hại cho chúng rất lâu dài. Việc cho rằng những biểu hiện hoặc cử chỉ tình cảm sẽ làm giảm nam tính chỉ gây áp lực khiến chúng kìm nén cảm xúc lại”. Các bé trai được dạy rằng buồn bã là yếu đuối, con trai phải mạnh mẽ, không nên sợ hãi. Điều này khiến chúng ngại thổ lộ vấn đề của mình và chọn cách tự chống chọi khi gặp chuyện buồn. Chúng cũng ngại khóc. Cách ứng xử này sẽ theo chúng đến lớn và ảnh hưởng sâu sắc đến cách làm chồng, làm cha của chúng về sau. Tôi rất không đồng tình với cách dạy dỗ đó."

Cô ấy nói đúng. Không ai có thể chỉ cho người khác cách nuôi dạy con cái và thể hiện tình cảm của họ đối với con họ như thế nào. Chính vì vậy, việc khuyến khích con trai thể hiện cảm xúc là vấn đề cần được quan tâm.

"Yêu thương là một hành động", Primak Sullivan giải thích. "Đó là điều bạn nên làm cho con. Đó không phải là bảo bọc hay chìu hư bọn trẻ. Con trai tôi xứng đáng được yêu thương, quan tâm khi nó bị đau. Tôi mong con mình sẽ luôn mở lòng đón nhận tình cảm từ người khác và đáp lại. Và mong điều này sẽ ngày càng được lan rộng hơn".

Tác giả: Hollee Actman Becker là một bà mẹ hai con, cũng là nhà văn tự do, blogger chuyên viết về chủ đề nuôi dạy con cái và nhạc Pop.

Bạn nên đọc
Quảng cáo