• Trang chủ
  • > Sách
  • > Dinh dưỡng cho mẹ
  • > Lưu ý quan trọng khi bổ sung sắt cho bà bầu
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Lưu ý quan trọng khi bổ sung sắt cho bà bầu

Lưu ý quan trọng khi bổ sung sắt cho bà bầu

  • Tác giả:
  • Thể loại: Dinh dưỡng cho mẹ
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 04/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Trong khoảng thời gian mang thai, lượng máu mà cơ thể mẹ cần sản xuất phải tăng thêm để nuôi con; đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ 2, nhu cầu sắt của mẹ bầu tăng đến gần 50% vì lượng máu cần tăng mạnh để cung cấp cho nhu cầu của con. Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải bổ sung thêm khoáng chất sắt vào cơ thể để tránh bị thiếu máu, mệt mỏi, chóng mặt, ngất xỉu, dễ bị nhiễm trùng, dị tật thai nhi… Thậm chí thiếu sắt còn được cho là có liên quan đến ¼ trường hợp tử vong ở thai phụ, làm tăng các tai biến sản khoa.

Tuy nhiên, không phải càng bổ sung nhiều sắt thì sẽ càng tốt hơn. Việc thừa sắt trong cơ thể mẹ mang thai có thể gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể mẹ, cản trở quá trình tạo máu cho thai nhi, dẫn đến nguy cơ sinh non, thiếu cân và nguy hiểm tính mạng của mẹ. Dấu hiệu cho thấy mẹ có thể bị thừa sắt thường xuất hiện khoảng 1 tiếng sau khi dùng quá liều gồm có: mẹ bị tiêu chảy, tiểu ra máu, buồn nôn, đau bụng… Khi thấy những dấu hiệu này, bạn cần đi khám ngay.

Bạn có bị thiếu máu hay không, cần bổ sung ở mức vừa phải hay phải đặc biệt tăng cường từ những viên thuốc... điều này cần đi khám mới biết được. Nhìn chung, để phòng ngừa thiếu máu, phụ nữ mang thai cần khoảng 27mg sắt/ngày. Lượng sắt bổ sung này tốt nhất nên đến từ thực phẩm tự nhiên giàu chất sắt, chẳng hạn như từ các sản phẩm làm từ bột mỳ nguyên cám, khoai tây, thịt đỏ, đậu Hà Lan, bí ngô, bông cải xanh, cải chip, chuối, nho đen, hạt bí… Tuy nhiên bổ sung sắt không đơn giản là chỉ cần ăn những loại thực phẩm giàu sắt mà cần lưu ý cách chế biến món ăn và các món ăn kèm để lượng chất sắt này hấp thu dễ dàng và tốt hơn. Chẳng hạn như cần ăn những loại thực phẩm trên chung với protein động vật (từ thịt đỏ, thịt gà, cá…), vitamin C (các loại trái cây họ cam - chanh - bưởi, ớt chuông, dâu, cà chua…).

Bên cạnh đó, mẹ bầu còn cần chú ý ăn nhiều rau xanh, hoa quả để phòng tránh táo bón - tình trạng có thể dễ xuất hiện và trở nên trầm trọng hơn khi bổ sung nhiều sắt.

Nếu bạn bổ sung sắt dạng viên uống thì có nhiều lưu ý hơn một chút, chẳng hạn:

Không uống viên sắt cùng lúc với viên uống bổ sung, thuốc chứa canxi hoặc sữa vì canxi sẽ cản trở quá trình hấp thu sắt của cơ thể;

Không uống viên sắt cùng với trà và cà phê vì trong các loại thức uống này có chứa polyphenol ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt. Các loại thức uống có ga cũng nằm trong danh sách kị với chất sắt, bạn nên hạn chế;

Không uống sắt trước giờ ngủ vì sẽ khiến bạn khó ngủ;

Không uống khi bụng đói (dù rằng với người không mang thai, thời điểm uống bổ sung tốt nhất là khi dạ dày rỗng), thay vào đó hãy uống sau các bữa ăn khoảng 1-2 tiếng;

Không tự ý mua và sử dụng viên sắt mà cần bổ sung sắt theo chỉ định của bác sỹ.

Bạn nên đọc
Quảng cáo