- Trang chủ
- > Sách
- > An toàn
- > Những sai lầm bố mẹ hay mắc phải khi cho trẻ uống thuốc
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn

Những sai lầm bố mẹ hay mắc phải khi cho trẻ uống thuốc
- Tác giả:
- Thể loại: An toàn
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 10/08/2017
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Mỗi khi con bị bệnh, các bà mẹ Việt thường có xu hướng đến tiệm thuốc Tây mua cho trẻ hoặc uống thuốc có sẵn tại nhà thay vì gặp bác sĩ điều trị. Cũng chính từ đó dẫn đến rất nhiều hậu quả nghiêm trọng do uống không đúng liều lượng. Hãy cùng tìm hiểu xem đâu là 5 sai lầm các mẹ mắc phải nhất để phòng tránh nhé.
Uống nhiều loại thuốc
Nhiều loại thuốc không cần toa chứa các thành phần hoạt tính tương tự nhau mặc dù chúng điều trị các triệu chứng khác nhau. Ví dụ, rất nhiều thuốc trị cảm lạnh có chứa acetaminophen, thuốc giảm đau, hạ sốt và thuốc Tylenol cũng chứa acetaminophen. Nếu bạn dùng thuốc trị cảm lạnh để chữa bệnh nghẹt mũi và hạ sốt với Tylenol, con bạn sẽ nhận gấp đôi hàm lượng acetaminophen được khuyến nghị.
Đối với trẻ em trên 6 tuổi, khi bị cảm lạnh, bố mẹ hãy xem xét các triệu chứng trước khi mua bất kỳ loại thuốc cảm không cần toa nào. Kiểm tra nhãn của sản phẩm để chắc chắn rằng đó là loại thuốc phù hợp với các triệu chứng của con bạn (đọc các mục: thành phần-ingredients, mục đích- purpose và cách sử dụng-uses). Đừng tự cho trẻ uống đồng thời hai loại thuốc, trừ khi được bác sĩ cho phép.
Bỏ qua lời dặn của bác sĩ
Ngừng cho trẻ uống các loại thuốc kháng sinh khi đã khỏe hơn nghe có vẻ hợp lí. Nhưng trên thực tế, vi khuẩn có thể vẫn còn tồn tại và trở nên kháng thuốc nếu bạn không theo hết liệu trình điều trị. Nếu cơn ốm quay trở lại, bé sẽ phải bắt đầu lại khóa điều trị đầy đủ với các loại thuốc kháng sinh khác nhau có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng hơn.
Cho trẻ uống thuốc bừa bãi
Rất nhiều bậc cha mẹ cho con uống Benadryl để giúp trẻ ngủ trên máy bay, tàu xe nhưng một số bé có khả năng trở nên dễ bị kích động (không bình tĩnh) sau khi uống thuốc. Các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học Y dược Georgetown đã phát hiện ra rằng loại thuốc này không giúp trẻ ngủ mà có thể khiến trẻ hiếu động hơn.
Hãy mang theo nhiều đồ chơi, đồ ăn nhẹ lành mạnh và trên hết, kiên nhẫn trong những chuyến đi dài.
Đo lường không chính xác
Một số thìa (muỗng) trong bếp của gia đình to hơn những thìa bình thường khác. Điều này có thể dẫn đến quá liều nếu ban sử dụng chúng để đo lường thuốc. Một nghiên cứu của Trường Đại học Y khoa New York phát hiện ra rằng 70 % bố mẹ cho nhiều thuốc hơn liều đề nghị vào ly dùng để đo thuốc có vạch chia. Các nhà nghiên cứu tin rằng điều này có thể do một số phụ huynh có xu hướng nghĩ rằng một ly đầy (dùng để đong thuốc) là một liều, ngoài ra một số khác không nhìn kỹ vạch của ly khi rót.
Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ – AAP đề nghị không sử dụng thìa ăn cơm thông thường để đong thuốc. Nếu có thể, bạn nên sử dụng một ống tiêm hoặc dùng thuốc ly có vạch chia mililít (ml). Cố gắng tránh các thiết bị đo lường có cả hai đơn vị là ml và muỗng cà phê vì nguy cơ nhầm lẫn giữa hai đơn vị là quá lớn và bạn có thể cho thuốc quá nhiều hoặc quá ít.
Căn liều dựa theo tuổi thay vì trọng lượng
Trẻ em chuyển hóa thuốc khác nhau tùy thuộc vào cân nặng chứ không phải tuổi. Sự khác biệt này rất quan trọng nếu con của bạn thừa cân hoặc thiếu cân so với tuổi của bé. Một nghiên cứu từ Đại học Minnesota College of Pharmacy tại Minneapolis-St. Paul phát hiện ra rằng trẻ em béo phì chuyển hóa caffeine và dextromethorphan, thành phần chính trong nhiều loại thuốc ức chế ho, nhanh hơn so với các bé cùng trọng lượng. Điều này có nghĩa là chúng có thể cần nhiều hơn những gì mà trên nhãn đề nghị.
Luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ nhi trước sử dụng bất kì loại thuốc không kê toa nào nếu cân nặng của con bạn nhiều hoặc ít hơn so với những gì được chỉ định trong mục độ tuổi tương ứng ghi trên nhãn. Bác sĩ sẽ chú ý tới trọng lượng của con bạn khi kê đơn thuốc.
Tự mua thuốc và điều trị tại nhà đã thành thói quen ở Việt Nam. Tuy nhiên, nếu không trang bị kiến thức đầy đủ, các bậc phụ huynh có thể vô tình cho con sử dụng quá liều gây nhiều tác hại cho trẻ. Tóm lại, bố mẹ nên tìm hiểu liều dùng hợp lí với cân nặng của trẻ trước khi quyết định cho con uống.
Cha mẹ dạy mãi mà con vẫn ăn những thức ăn "độc hại", tất cả chỉ vì những lý do này
Những chiêu thức tự vệ mà cha mẹ nào cũng phải dạy cho con để tránh những hối tiếc về sau
Mùa mưa, tuân theo 10 nguyên tắc nằm điều hòa này để bé không bị nhiễm lạnh
Những lưu ý về sơ cứu bỏng ở trẻ em
Làm thế nào để thay đổi thói quen ăn uống xấu của trẻ?