• Trang chủ
  • > Sách
  • > Khám thai và chích ngừa
  • > Thời điểm siêu âm thai lần đầu tiên, mẹ bầu nào cũng phải biết
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Thời điểm siêu âm thai lần đầu tiên, mẹ bầu nào cũng phải biết

Thời điểm siêu âm thai lần đầu tiên, mẹ bầu nào cũng phải biết

  • Tác giả:
  • Thể loại: Khám thai và chích ngừa
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 08/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:

1. Khi nào thì đi siêu âm thai lần đầu tiên?

Sau khoảng 3 tuần trễ kinh (nghĩa là thai đã được khoảng 7 tuần) cùng với một vài dấu hiệu mang thai sớm, các mẹ cần đến các bệnh viện hay trung tâm uy tín siêu âm để xem mình có thai hay không. 

2. Siêu âm thai lần đầu sẽ cho biết những thông tin gì? 

Lần siêu âm thai đầu tiên sẽ giúp xác định được thai nhi đang phát triển ở tuần thứ mấy, thai nhi có phát triển tốt không, thai có nằm ngoài tử cung hay không,… để bác sĩ có những phương pháp xử lý kịp thời. 

Lần siêu âm đầu tiên còn giúp xác định được ngày dự sinh một cách chính xác. Ngày dự sinh được tính thông qua siêu âm càng về sau khi thai nhi lớn sẽ càng kém chính xác, do vậy, mẹ cần ghi nhớ ngày dự sinh xác định trong lần siêu âm này.

Lần siêu âm đầu tiên cũng sẽ cho mẹ biết được tình trạng sức khỏe của bản thân mình để đề ra những biện pháp điều trị phù hợp tốt cho cả sức khỏe của mẹ và bé. Bác sĩ còn cho mẹ biết được là bạn có mắc phải các bệnh tiểu đường, tim sản, cao huyết áp… hay không để giúp mẹ bầu có cách điều trị dưỡng thai tốt cho giai đoạn sau.

3. Những phương pháp siêu âm nào được áp dụng?

Thông thường, khi đi siêu âm thai, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm thành bụng. Tuy nhiên, trong trường hợp không tìm thấy hoặc khó nhìn thấy hình ảnh thai nhi (do tuần thai còn quá nhỏ), bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm đầu dò. 

Nhiều mẹ bầu lo lắng phương pháp này có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi bởi bác sĩ sẽ phải đưa thiết bị vào trong cơ thể thông qua “cô bé” của mẹ bầu. Nhưng trên thực tế, phương pháp này không gây ảnh hưởng tới thai nhi và mẹ bầu vì thiết bị được đưa vào “cô bé” sẽ không chạm tới cổ tử cung và tử cung. 

Lưu ý: khi siêu âm đầu dò là cần đi tiểu trước để bàng quang rỗng, không cản trợ thiết bị siêu âm. Mẹ bầu cũng nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để quá trình siêu âm diễn ra thuận lợi hơn.

 

Bạn nên đọc
Quảng cáo