• Trang chủ
  • > Sách
  • > Chuyển dạ
  • > Lợi ích của sinh nở thuận tự nhiên
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Lợi ích của sinh nở thuận tự nhiên

Lợi ích của sinh nở thuận tự nhiên

  • Tác giả:
  • Thể loại: Chuyển dạ
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 08/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:

Tại sao sinh thường vẫn là tốt nhất?

Có tới 80% phụ nữ mang thai sử dụng dịch vụ đẻ không đau bằng thủ thuật gây tê màng cứng. 30% phụ nữ sinh con bằng cách mổ lấy thai. Những con số này có khiến bạn tự hỏi: Vậy ai sẽ là người lựa chọn sinh thường thuận theo tự nhiên? Với những thắc mắc này, tôi bắt đầu tìm hiệu về quá trình sinh thường và thực sự ngạc nhiên với những gì mình biết được. Lợi ích của việc sinh thường là quá lớn. Tuy không phải mọi trường hợp đều có thể sinh nở một cách tự nhiên nhưng tôi chắc chắn mình sẽ lựa chọn cách sinh nở này và ngay lập tức tham gia vào một khóa học tiền sản để có thêm kiến thức về sinh thường.

Tôi sẽ viết về lợi ích của việc sinh thường và có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên về những điều đó. Nhưng bạn cũng lưu ý rằng mục đích của tôi không phải là lên án hay chỉ trích bất kỳ người mẹ nào lựa chọn các phương pháp sinh có sự can thiệp của thủ thuật y tế. Và tôi cũng hoàn toàn không có ý định khiến những người mẹ đó cảm thấy xấu hổ với lựa chọn của mình. Sinh nở là một điều kỳ diệu và hãy thuận theo một cách tự nhiên. Có những đứa trẻ thậm chí được sinh ra trong ô tô.  Chúng ta có thể điều khiển việc sinh nở một cách tốt nhất có thể nhưng cuối cùng đây thực sự là một quá trình lớn hơn những gì chúng ta nghĩ. 

Ý định của tôi khi viết bài này là đưa ra các thông tin cần thiết cho những người mẹ đang mang thai, những kiến thức cơ bản về sinh nở và tác dụng không mong muốn của các biện pháp can thiệp y tế để bạn có thể lựa chọn những gì phù hợp nhất cho chính mình (hoặc cũng có thể vị tha hơn với chính mình nếu bạn đã chọn sinh có sự can thiệp của các thủ thuật y tế trong các tình huống khẩn cấp). Và tôi hi vọng những thông tin này hữu ích cho bạn.

Bất cứ người phụ nữ nào cũng có bản năng sinh nở

Điều này là hiển nhiên nhưng tôi cũng tin nhiều bác sĩ khiến chúng ta tin vào điều trái ngược. Thực tế trong mọi trường hợp, bất cứ người phụ nữ nào cũng đều có khả năng hoàn hảo để sinh ra những đứa con khỏe mạnh, mà không cần bất cứ sự can thiệp y tế nào. Đôi khi, chúng ta vô cùng may mắn khi có những can thiệp của bác sĩ nếu nó là thực sự cần thiết. Chính những điều này khiến chúng ta quên mất rằng việc sinh nở là hoàn toàn bình thường và nó xảy ra một cách tự nhiên.
        
Những hoài nghi về sự thật này đã dẫn đến nhiều hậu quả. Một nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ sợ sinh con sẽ khiến quá trình chuyển dạ lâu hơn và nhiều khả năng cần sự can thiệp của các dụng cụ y tế hoặc mổ lấy thai khẩn cấp. Chúng ta cần xua tan những nỗi sợ hãi và trang bị cho chính mình những kiến thức thực tế về quá trình sinh nở tự nhiên.

Đau là tất yếu khi lựa chọn sinh thường

Cảm giác của người mẹ là một yếu tố quan trọng trong quá trình sinh thường. Cảm giác đau khi sinh thường lại giúp người mẹ biết phải làm gì để giúp đứa con của mình chào đời thành công. Những lựa chọn theo bản năng thúc đẩy các cơn co được tạo ra nhiều hơn.

Đau khi sinh cũng là một tín hiệu để người mẹ biết mình cần thay đổi tư thế ra sao để thuận lợi cho sự di chuyển của đứa trẻ. Đau cũng chính là tín hiệu để người mẹ biết khi nào cần rặn, cách rặn như thế nào, khi nào thì dừng để tránh bị rách âm đạo.

Thay đổi tư thế, lấy sức, hít thở sâu, nghe nhạc nhẹ nhàng hoặc sinh nở trong bồn nước là những cách hiệu quả để chống lại các cơn đau khi chuyển dạ. Nhưng sự giúp đỡ lớn nhất cho người mẹ khi sinh thường đó chính là nội tiết tố có tên Endorphin. Trong suốt quá trình chuyển dạ, nội tiết tố Oxytocin thúc đẩy các cơn co tử cung, còn Endorphin được sinh ra để làm giảm các cơn đau. Oxytocin giúp người mẹ đi vào trạng thái tĩnh tâm và tìm ra cách nào là tốt nhất cho mình để sinh nở thành công.

Những can thiệp y tế như sử dụng các loại thuốc giảm đau hoặc gây tê màng cứng sẽ làm cản trở việc sinh ra các nội tiết tố tự nhiên trong cơ thể, đồng thời cũng ngăn cản người mẹ đi vào trạng thái tĩnh tâm để có thể hưởng thụ đầy đủ những lợi ích mà nội tiết tố Endorphin mang lại. Chính điều đó khiến người mẹ cảm thấy đau đớn hơn, khó chịu và lo lắng.

Trong một vài trường hợp, gây tê màng cứng được thực hiện để hỗ trợ người mẹ rặn tốt hơn (khi mà gần như đã kiệt sức), người mẹ đang vô cùng đau đớn nhưng không nhận được bất kỳ sự “trợ giúp” nào của Endorphin. Cũng tương tự như vậy, khi sử dụng các loại thuốc giảm đau, các cơn co thắt càng mạnh hơn nhưng người mẹ cũng không nhận được sự trợ giúp nào từ chính nội tiết tố Endorphin từ cơ thể mình.

Sinh thường là an toàn nhất để có một đứa trẻ khỏe mạnh

Đứa trẻ sẽ có những lợi ích “khổng lồ” khi được sinh ra một cách tự nhiên.

Đứa trẻ được sinh thường qua đường âm đạo của người mẹ thường có  Microbiomes (hệ sinh thái gồm các vi khuẩn, thực khuẩn thể, nấm…) đa dạng hơn khiến chúng ít bị dị ứng hơn, giảm nguy cơ béo phì, hen suyễn và các bệnh về tiểu đường sau này.

Đứa trẻ cũng nhận được các vi khuẩn có lợi khi “vượt qua” cổ tử cung giúp chúng xây dựng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.  Trong khi đó, trẻ sinh mổ lại hay bị nhiễm các vi khuẩn lên vùng da mà chủ yếu là các vi khuẩn có hại như tụ cầu khuẩn.

Ngoài ra, khi đi qua cổ tử cung còn giúp đứa trẻ định hình được hình dạng đầu và loại bỏ toàn bộ lượng nước ối có trong phổi để tránh các bệnh về hô hấp sau này như hen suyễn.
      
Việc mổ lấy thai có sự liên quan đến bệnh tiểu đường và béo phì ở trẻ sau này. Và sự liên quan đó đã được các nhà khoa học tìm ra như sau:

Sự căng thẳng trong quá trình sinh nở có thể dẫn đến sự thay đổi gen trong cơ thể đứa trẻ.

Sự khác nhau về vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Không được tiếp xúc với sự nhiễm trùng sớm có thể làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể.

Nghiên cứu sơ bộ này cũng cho thấy sinh thường có khả năng kích thích sự phát triển của não bộ.

Gây tê màng cứng và gây mê

Việc sử dụng gây tê màng cứng sẽ ảnh hưởng tới thai nhi theo những cách sau:

Là nguyên nhân dẫn đến thay đổi nhịp tim của thai nhi và đôi khi phải can thiệp bằng mổ cấp cứu lấy thai.

Tạo áp lực cho hệ thống bài tiết của đứa trẻ.

Ảnh hưởng đế chỉ số APGAR.

Ảnh hưởng đến phản xạ bú sữa mẹ và mối quan hệ gần gũi với người mẹ.

Sinh mổ

Có một lý do khiến việc lựa chọn sinh mổ đang ngày càng tăng, có thể do chính từ thái độ thoải mái của bác sĩ với lựa chọn này. Sự thật sinh mổ là một ca phẫu thuật phần bụng sẽ có các tác dụng phụ: chảy nhiều máu, để lại sẹo, nhiễm trùng, các phản ứng phụ khi gây tê (buồn nôn và nôn) và tất nhiên bao gồm cả thời gian hồi phục dài hơn.

Có những ảnh hưởng lâu dài hơn như: các vấn đề về đường ruột, khiến chất thải di chuyển không đúng cách ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng khác như bàng quang… Vết mổ trong tử cung luôn tiềm ẩn nguy cơ gây rách tử cung trong lần mang thai tiếp theo. Đây chính là biến chứng nghiêm trọng nhất khi sinh mổ.

Gây tê màng cứng và gây mê

Gây tê màng cứng sẽ ảnh hưởng đến người mẹ theo một trong những cách sau:

Tăng nguy cơ rách tầng sinh môn và các vấn đề về xương chậu sau sinh.

Tăng nguy cơ sinh mổ hoặc phải can thiệp bằng các dụng cụ lấy thai (như kẹp đầu).

Tăng nhu cầu sử dụng thuốc giảm đau Pitocin.

Kéo dài giai đoạn chuyển dạ.

Làm giảm cơ hội có thêm bé sau.

Việc cho con bú bằng sữa mẹ sẽ thuận lợi hơn nếu bạn sinh thường.
        
Khi bạn sinh thường người mẹ có thể cho con bú ngay sau khi sinh và đó là cách tốt nhất để gắn kết mối quan hệ mẹ con. Nếu trong trường hợp người mẹ phải sử dụng thuốc giảm đau Pitocin có thể khiến đứa trẻ bị vàng da sơ sinh. Với những đứa trẻ này sẽ gặp nhiều vấn đề khó khăn hơn khi bú mẹ. Một số loại thuốc giảm đau khác như Demerol cũng có thể làm giảm khả năng tự bú sữa của đứa trẻ. Và trong nghiên cứu đó cũng đã kết luận nên tránh sử dụng loại thuốc giảm đau này khi sinh nở.

Có rất nhiều nghiên cứu đã tìm ra sự tương quan giữa những người mẹ sử dụng thủ thật gây tê màng cứng đến khả năng cho con bú và kết luận rằng hầu hết những người mẹ này đều rất cố gắng để con có thể được bú sữa mẹ, nhưng tỉ lệ thành công là rất ít. Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác cũng cho thấy việc gây tê màng cứng khi sinh có thể dẫn đến hậu quả là việc bú sữa mẹ dừng khi đứa trẻ tròn 24 tuần tuổi.

Bên cạnh đó sinh mổ cũng để lại rất nhiều hậu quả đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Đầu tiên thuốc giảm đau có thể đã đi vào sữa mẹ và từ đó khiến đứa trẻ luôn cảm thấy buồn ngủ và tất nhiên cản trở việc bú mẹ. Ngoài ra, sau khi phẫu thuật người mẹ cần hồi sức vì vậy không thể cho con bú ít nhất là vài giờ sau sinh. Một số bệnh viện thường sẽ cho đứa trẻ ăn sữa công thức và đó chính là nguyên nhân gây khó khăn cho việc bú sữa mẹ lâu dài. Và chính nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng những người mẹ phải mổ lấy thai sẽ cho con bú chậm hơn so với sinh thường.

Điều quan trọng là chúng ta cần phải biết những nguy cơ cũng như lợi ích từ các phương pháp sinh khác nhau để có lựa chọn tốt nhất cho kỳ sinh nở của mình nhé!

Bạn nên đọc
Quảng cáo